Google Tag Manager là một trình quản lý thẻ cho phép bạn cập nhật nhanh chóng và dễ dàng các thẻ trên trang web của mình (chẳng hạn như thẻ theo dõi và thẻ tối ưu hóa tiếp thị). Bạn có thể thêm và cập nhật AdWords, Google Analytics, Pixel Facebook, Floodlight và thẻ-không-phải-của-Google từ giao diện người dùng của Trình quản lý thẻ Google thay vì chỉnh sửa mã trên trang web. Điều này sẽ giảm lỗi, giúp bạn không phải tham gia vào quản trị viên web và cho phép bạn nhanh chóng triển khai các thẻ trên trang web của mình.
Thường thì chúng ta phải đặt vào code một Website (hoặc một ứng dụng Mobile) quá nhiều các đoạn code:
- Để Tracking Data, Traffic (Google Analytics, Histats,…)
- Để thực hiện Remarketing (Google AdWord, Facebook) – Đọc thêm: Remarketing là gì?
- Để tracking hỗ trợ triển khai A/B Testing, Check Converstation (ClickTale, Optimizely, MajeticSEO…)…
- …
Việc đặt quá nhiều đoạn code như vậy lên Website có thể sẽ khiến bạn bị nhầm lẫn từ khâu thao tác đến khâu quản lý, chưa kể đến Website sẽ phải load nhiều đoạn code (file .js) và dễ dẫn đến tình trạng website load lâu hơn.
Tóm tắt nội dung
Cài đặt Google Tag Manager trên website?
Việc đầu tiên là bạn vào tagmanager.google.com để tạo một tài khoản
Nhập Tên tài khoản là tên công ty hoặc tên website, hoặc bất cứ cái tên gì để bạn tiện theo dõi, sau đó bấm Tiếp tục để tạo container (vùng chứa).
Điền tên website của bạn vào Container Name, chú ý website có dạng: www.yoursite.com hoặc yoursite.com (không bao gồm http://). Thực ra đây là tên website chứ không phải địa chỉ website, nhưng tốt nhất cứ điền theo dạng domain cho tiện quản lý.
Chọn Nơi sử dụng vùng chứa là Web rồi bấm Tạo
Một cửa sổ hiện ra hỏi bạn có đồng ý với những điều khoản của Google khi sử dụng GTM hay không. Không cần đọc bạn chỉ cần bấm Có.
Sau khi bấm Có, thì một cửa sổ khác hiện ra chứa code của Container bạn vừa tạo. Bạn chỉ cần copy đoạn code này và chèn vào
- Trong thẻ <head>, thường mình chèn trước thẻ đóng </head>;
- Ngay sau <body> tag của tất cả các trang trên website.
Đến đây nếu các bạn sử dụng hosting WordPress thì có 1 cách cực kỳ đơn giản để gắn code này vào trang của bạn. Đó là các bạn tải và cài đặt plugin : Insert Headers and Footers .
Sau đó chỉ đơn giản là copy và paste code Google Tag Manager vào trang plugin thôi. Các bạn vào Cài Đặt > Insert Headers and Footers
Dán code xong các bạn Save lại là xong. Như vậy là các bạn đã cài xong Google Tag Manager trên trang của bạn. Các bạn có thể check xem trang của mình đã cài đặt các thẻ thành công hay chưa bằng trình cắm Google Tag Assistant trên trình duyệt Chome. Mình sẽ hướng dẫn ở cuối bài.
Hướng dẫn tạo tài khoản analytics cài lên website bằng tagmanager
Đăng kí Google Analytics: bạn cần có tài khoản Gmail. Thêm mã theo dõi Google Analytics vào website:
Cài đặt thẻ tiếp thị lại Adword vào website thông qua Tag Manager
Để cài đặt thẻ tiếp thị lại (ReMarketing). các bạn cũng làm thao tác giống như trên.
Bạn đăng nhập vào tài khoản Google Adwords => vào “thư viện đã chia sẻ” => “đối tượng”
Chọn Thiết lập tiếp thị lại.
Các bạn copy ID của Google Adword tiếp thị lại, Quay lại Google Tag Manager phần cài đặt thẻ để thêm thẻ mới.
Dán đoạn mã ID vào như hình dưới
Kéo xuống dưới kích hoạt thẻ
Chọn all Page và thêm
Lưu Thẻ tiếp thị lại
Gửi thẻ tiếp thị lại lên Tag Manager
Xuất bản để thẻ tiếp thị lại cập nhật vào website của bạn
Vậy là đã xong. Các bạn để mã tiếp thị lại thu tập dữ liệu người dùng khoảng 1 tuần là có thể tạo chiến dịch tiếp thị lại trên adwords.
Cài đặt Pixel Facebook Lên Website thông qua TagManager
Pixel Facebook là một tính năng trong tài khoản quảng cáo của facebook. Bất cứ tài khoản nào cũng tạo được 1 pixel (tài khoản business tạo đc 10 cái) để cài lên website. Đoạn code pixel này có nhiệm vụ thu “tệp cookie” những người dùng vào website của bạn. Từ “tệp cookie” này bạn có thể tạo đối tượng những người truy cập website của bạn để chạy quảng cáo Facebook như các tệp thông thường khác. Cách cài đặt Pixel như sau:
Bước 1: Trong tài khoản quảng cáo vào phần Pixel để tạo code Pixel
Nhớ đặt tên Pixel cho dễ quản lý sau này:
Bước 2: Tạo Code Pixel vào copy code dán vào website
Sau khi tạo xong code pixel các bạn chọn tự cài đặt mã thủ công > kéo xuống dưới ở phần 2 chính là code mà các bạn cần dán vào code website.
Các bạn copy mã này rồi chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 3: cài code pixel lên website thông qua Tagmanager của google.
Các bạn cũng có thể cài thẳng vào website. Nhưng như vậy sẽ khó quản lý. Chúng ta sẽ cài Pixel Facebook lên tagmanager tương tự như 2 mã code analytics và tiếp thị lại ở trên.
Vào trình quản lý thẻ trong tagmanager > thêm thẻ mới > loại thẻ HTML Tuỳ Chỉnh
Dán code pixel Facebook vào khung HTML rồi chọn kích hoạt All Page
Sau đó bạn nhớ lưu thẻ lại > Gửi > xuất bản trình quản lý thẻ tagmanager như ở trên là xong.
Bước 4: Kiểm tra sự hoạt động của Pixel trên website
Sau khi bạn xuất bản tagmanager, code Pixel sẽ được áp dụng trên website của bạn. Để kiểm tra pixel có hoạt động đúng hay không. Bạn quay lại trình tạo pixel trên facebook lúc nãy. Kéo xuống bước 4. Điền tên website của bạn vào và ấn nút Chuyển lưu lượng truy cập thử nghiệm
Nó sẽ mở 1 cửa sổ mới để truy cập thử website của bạn và kiểm tra xem pixel có hoạt động hay không. Nếu các bạn thấy như hình dưới đây tức là cài đặt pixel lên website thành công.
Sau này các bạn có thể tạo ra đối tượng những khách hàng đã vào website của mình để chạy quảng cáo bằng pixel này
Kiểm tra sự hoạt động của tag manager trên website.
Để Biết các bạn cài đã đúng Tag Manager và các thẻ đã hoạt động chưa. Các bạn cài thêm tiện ích Tag Assistant trên trình duyệt Google Chrome của mình.
Bài viết hay.
Ahihi