Mình sẽ hướng dẫn cách tạo VPS trên Google Cloud theo một cách đơn giản nhất. VPS tức là máy chủ ảo, Các bạn có thể dùng VPS để làm nhiều thứ như cài windows để cài game chạy auto cày tiền :gach: , hay chạy tool Youtube…, Mình sẽ hướng dẫn các bạn cài VPS để tạo nhiều website wordpress lên Google Cloud. Bên cạnh đó VPS của Google Cloud cũng hỗ trợ tính năng cài thêm chứng chỉ SSL miễn phí cho website của bạn . Bài viết này nằm trong seri các bài hướng dẫn về google cloud, nếu có gì cần góp ý các bạn cứ comment bên dưới giúp mình. :chao:
Trước tiên khi bắt đầu với google cloud bạn phải có tài khoản google và 1 thẻ visa có trên 1$, tài khoản google mới lập sẽ không đăng ký Google Cloud và được tặng 300$ free, Các bạn dùng tài khoản cũ (dùng trên 6 tháng) để đăng ký nhé. :luon:
Ở bài viết trước mình đã hướng dẫn cài website wordpress 1 cách đơn giản trên google Cloud. Các bạn có thể xem lại Cài wordpress 1 năm tốc độ cao với 300$ miễn phí . Nếu bạn đã lỡ cài wordpress theo cách đó rồi thì bạn hoàn toàn có thể xóa đi và cài lại VPS theo cách dưới đây để sử dụng được nhiều Website. :xinhang:
Tạo VPS trong Google Cloud
Sau khi làm các bước đăng ký trong Google Cloud, màn hình sẽ hiện lên hình ảnh như bên dưới, bạn chọn “GO TO CONSOLE” để vào phần quản lý của google cloud.
Tiếp theo bạn tìm đến mục “Computer Engine” chọn “VM instances” để vào phần máy chủ ảo VPS.
Chúng ta chọn “CREATE INSTANCE” để thêm 1 VPS mới, ở đây mình đã tạo 1 vps nên ở bên dưới mới có mục tên là “FPTTELECOM”,
Ở trong mục này ta thiết lập một số thông số cơ bản của VPS tương tự khi thiết lập wordpress trong bài viết trước.
- Tên của VPS mà bạn muốn tạo, lưu ý là phải viết liền và không được có dấu. Tên này chỉ có ý nghĩa quản lý trên Google Cloud nên bạn có thể tự đặt theo ý thích.
- Zone là vị trí đặt máy chủ VPS của bạn, ta nên chọn vị trí là Đông Nam Á “asia-east1-a”.
- chọn cấu hình của VPS: bạn muốn thay đổi cấu hình đề xuất thì chọn mục “Custonmize”, lưu ý là nếu ta chọn cấu hình càng cao thì chi phí hàng tháng sẽ càng lớn và bạn sẽ nhanh hết 300$ hơn.
- Chọn hệ điều hành phù hợp cho VPS: Mình khuyến nghị chọn “CoretOS 7” để phù hợp với các cài đặt bên dưới, còn nếu bạn đã hiểu biết thì chọn loại nào là tùy bạn, chọn “Change” để thay đổi hệ điều hành ,Các bạn chọn loại ổ cứng là SSD và dung lượng 10G nhé (10G là giới hạn free của Google Cloud, trên 10 sẽ tăng tiền)
- Đây là chi phí mỗi tháng phải trả cho VPS của Google Cloud với cấu hình đã chọn, sau khi hết 300$ free hoặc hết 365 ngày sử dụng thì phải tiếp tục gia hạn, tùy vào điều kiện nào đến trước, vậy nên bạn cân nhắc lựa chọn cấu hình phù hợp với chi phí hiện có để tối ưu hóa sử dụng nha (chia ra khoảng 25$/tháng là ok).
- Phần này cứ để mặc định 😀
- Tiếp theo là chọn thích hợp với giao thức HTTP và HTTPS.
Để vừa đủ 300$ cho 1 năm các bạn nên chọn cấu hình VPS: 1 vCPU – 2G memory – SSD – 20G là đẹp (giá 24,9$/tháng). Cuối cùng khi đã xác định và lựa chọn hết tất cả các thiết lập cơ bản của 1 VPS rồi thì ta chọn “Create” để bắt đầu tạo, qua trình sẽ mất tầm 1p.
Cài đặt VPS trên Google Cloud để quản lý bằng phầm mềm VPSSIM
Sau khi tạo xong VPS mới sẽ có 1 địa chỉ IP riêng, ta cần thiết lập 1 số cài đặt trong VPS để quản trị VPS bằng SSH từ xa (SSH hiểu đơn giản là 1 phần mềm điều khiển VPS thông qua các lệnh). :sungmay:
Ta chọn “Open in browser window” để thiết lập, ở đây sẽ mở 1 cửa sổ mới,
Cửa sổ trình duyệt hiện ra như bên dưới, Để quản lý VPS chúng ta phải thao tác bằng các dòng lệnh trên trình duyệt này (xóa, sửa, install ứng dung …) , Tuy nhiên điều đó sẽ gây khó khăn cho các bạn mới nên các bạn nên cài đặt 1 số lệnh bên dưới để sử dụng phần mềm thứ 3 tên VPSSIM quản lý VPS dễ dàng hơn.
Ta sẽ gõ 1 số lệnh như sau:
- Đầu tiên ta thay đổi mật khẩu root của VPS, với lệnh “sudo passwd root” rồi enter, hệ thống sẽ thông báo nhập mật khẩu mới và enter để xác nhận mật khẩu, các bạn lưu ý khi nhập mật khẩu trên cửa sổ này sẽ không có ký tự ******* như thông thường, nên đối với mọi người khi mới làm lần đầu sẽ tưởng là chưa nhập được, bạn đừng quan tâm đến cái đó, cứ nhập mật khẩu như thường xong gõ enter để nhập lại mật khẩu xác nhận, sau khi nhập xong gõ enter tiếp, nếu xuất hiện dòng chữ như hình bên dưới là thành công đổi mật khẩu, còn nếu không được nó báo lỗi thì vui lòng nhập lại nha.
- Tiếp theo ta cài đặt nano để chỉnh sửa 1 số thứ khác trong VPS. Gõ lệnh “sudo yum install nano -y” rồi enter, hệ thống sẽ tự cài đặt nano, chúng ta chỉ chờ đợi mà thôi, quá trình mất tầm 1p. cài đặt xong sẽ hiện lên chữ “Complete” là ok.
- Sau khi cài nano xong ta gõ lệnh “sudo nano /etc/ssh/sshd_config” rồi enter để chỉnh sửa thông số trong tập tin sshd_config.
- Di chuyển mũi tên lên xuống Chỉnh sửa hai dòng:
- PermitRootLogin no thành PermitRootLogin yes
- PasswordAuthentication no thành PasswordAuthentication yes
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O rồi enter để lưu.
- Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X để đóng cửa sổ chỉnh sửa.
Đây là cài đặt đồng ý cho sử dụng phần mềm thứ 3 truy cập vào VPS để quản trị bằng password mà bạn tạo ra ở trên.
Cuối cùng ta gõ lệnh “reboot” để khởi động lại VPS, ta nhập lại mật khẩu root đã đổi bên trên để xác nhận khởi động lại VPS
Ta tiếp tục chọn “Reconnect” để hoàn tất quá trình khởi động VPS.
Nếu các bạn làm được đến bước này tức là đã tạo được VPS trên Google Cloud và cài đặt thành công để có thể quản lý VPS bằng phần mềm thứ 3 thông qua SSH. Còn nếu hệ thống báo lỗi không khởi động lại được hoặc sai mật khẩu tức là bạn đã làm sai bước nào đó. Đừng lo VPS trên Google Cloud cũng giống như 1 thư mục trên máy tính của bạn. Bạn có thể xóa đi/ tạo lại bất cứ lúc nào.
Trong bài tiếp theo mình sẽ hướng dẫn các bạn cài VPSSIM và sử dụng phần mềm SSH từ xa để quản lý VPS google cloud. Dùng VPSSIM để cài nhiều wordpress lên VPS.
Mình sài vps google 5 năm rồi , khá ổn
Hay quá, thank bác. Lăn lộn với mấy vps VN ko ổn định chút nào. Chuyển thôi
Bạn ơi mình cài hoàn thiện VPS và kết nối domain, tạo trang web trên VPS rồi. Bạn cho mình hỏi làm sao để truy cập vào để vào quản lý giống như cpanel hay vào myphp với. mình không biết cách vào mấy cái mục đó.
Thanks!
cái này không quản trị host bằng cpanel. bạn đọc bài tiếp theo để biết cách vào phpmyadmin
Cảm ơn bro, nhờ đọc bài viết này mà mình viết vì sao mình cài được vpssim trên vps google mà ko dùng phần mềm bên thứ 3 login đc rồi :).
Hi vọng ổn 😀
Ui bác, khá hâm mộ tool trên blog của bác. hnao ae giao lưu nhé 😀
Mình đang muốn thử tạo VPS trên google cloud để render VIDEO, nhưng ko thể nào cài và chạy một số phần mềm như PROshow … nó cứ bắt cài cái này cái kia, mình ko rành lắm nên làm toàn lỗi!
Cho mình hỏi: Làm cách nào để dùng VPS tương tự như máy tính của mình vậy (tức là cài đặt + chạy một số phần mềm thông dụng) – mình đã chọn OS là window server
Bác cho hỏi.e mới tạo 1 con mà chọn nhầm cấu hình cao quá nên lag chậm.giờ e muốn xoá con đó đi để tạo lại con khác được không.
Xoá thoải mái bạn nhé
Khi vào lại bảng root mình gõ lệnh vpssim thì nó cứ báo lỗi “vpssim: command not found” là sao nhỉ ?
c xem có đang bật unikey k
Cho mình hỏi làm sao cài nhiều trang web trên VPS google dc ak?
Bạn đọc bài tiếp theo nhé
Hi Bạn,
Mình làm các bước đều ok, đến lệnh “sudo yum install nano -y” thì báo lỗi “sudo: yum: command not found”
Mình tra google thì hình như lện có chữ “yum” là cho “CentOS” còn trên window của mình thì nó viết là “Debian GNU/Linux system”.
Mình search google thì được chỉ dùng dòng lệnh này “apt” thay thế cho “yum”
Và sau khi nhập “sudo apt install nano -y”
Thì đươc phản hồi như ở dưới:
“Reading package lists… Done
Building dependency tree
Reading state information… Done
nano is already the newest version.
0 upgraded, 0 newly installed, 0 to remove and 7 not upgraded.”
Sau đó làm các bước tiếp theo của bạn, chính sửa “No” thành “Yes”…
Ctrl + O -> enter
Ctrl + X
Đến phần gõ lệnh “reboot” thì lại báo lỗi “-bash: roboot: command not found”
Mình thử thêm “sudo” vào lệnh thành “sudo reboot” thì cửa sổ đơ, khi gõ bất cứ gì thì nó hiện bảng “Reconnect” như của bạn ở trên.
Không thấy hỏi mật khẩu hay gì cả
Vậy là ntn, nhờ bạn hướng dẫn giúp?
P/S: mình chọn zone là: asia-east1-b (không phai -a, vì làm nhanh nên nhầm và không biết cách đổi lại, không biết có ảnh hưởng gì ko?)
Cảm ơn
Thiên
bạn xóa VPS đi làm lại từ đầu theo hướng dẫn nhé
bạn ơi , bạn cài được chưa , mình củng bị kẹt lỗi y chang bạn nè , xóa đi cài lại mấy lần củng vậy !!
Bấm su – enter
Nhập mk mới làm
Chuyển qua quyền root
:# Làm gì cũng dc
Mình làm cái bước set pass, sửa xong Crt+O rồi X để tắt cửa sổ chỉnh sửa nhưng khi thực hiện lệnh Reboot thì lại không được ? Không có kết quả như mẫu. Mình xoá VPS đi creat lại vẫn vậy.
lúc set pass bạn tắt unikey đi nhé.
mình bước 2: lệnh sudo yum install nano -y
Nó báo lại là sudo: yum: command not found
là lỗi gì bạn
bạn tắt unikey đi rồi làm lại xem sao
Bạn cho mình hỏi. mình đã đổi đc pass nhưng khi gõ lệnh: sudo yum install nano -y
thì nó ko chạy
và mình gõ tiếp lệnh: sudo nano /etc/ssh/sshd_config
thì nó chạy, tìm đến những chỗ bạn nói thì đều là Yes chứ ko còn là No nữa
mình cũng lưu và đóng cửa sổ.
và lúc ” reboot” thì nó không yêu cầu pass nữa,
Mình làm mấy lần nhưng ko đc
Vậy bây giờ làm thế nào nhỉ bạn?
Thanks
mình chưa gặp lỗi này bao giờ.
Cậu ơi tớ cài được vpssim rồi nhưng mà sao khi truy cập vào địa chỉ ip nó ko chạy nhi?
Còn vào vpssim vẫn chạy vù vù á
truy cập vào VPS trên Google Cloud cậu phải mở 1 port kết nối hoặc mở tất cả port kết nối như hướng dẫn trong seri bài viết nhé
mở port chỗ nào vậy bạn ơi sao mình ko thấy nhi ? ko chạy được ip ý. à nếu chạy site xxx có ok ko nhi hi
lúc cậu cài web. Cài tên miền nào rồi thì truy cập bằng tên miền đấy. Nếu truy cập đại chỉ ip không được thì thử thêm http://
Site xxx k sao hết nhé. Bảo mật thông tin để Công An k tìm ra cậu là đc 🙂
Quá khó đối với dân không chuyên. Nếu không cài VPSSIM thì vẫn dùng bình thường phải không bạn?
tớ cũng là dân không chuyên đây. Cứ làm từng bước là được, Cài VPSSIM thì quản lý dễ hơn vì có phần file manager của VPS :chao:
Hihi, lỡ tay chứ không cố ý, xong sửa lại không được ^^
Xem giúp m lỗi này sửa như nào với ?
https://prnt.sc/gbmpiq
:chao:
Bạn xem lại bước :xinhang: chỉnh sửa thông số trong tập tin sshd_config.
:xinhang:
Di chuyển mũi tên lên xuống Chỉnh sửa hai dòng:
PermitRootLogin no thành PermitRootLogin yes
PasswordAuthentication no thành PasswordAuthentication yes
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O rồi enter để lưu.
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X để đóng cửa sổ chỉnh sửa.
Đây là cài đặt đồng ý cho sử dụng phần mềm thứ 3 truy cập vào VPS để quản trị bằng password mà bạn tạo ra ở trên. nếu cài không đúng đoạn này sẽ k truy cập đc :gach:
làm sao cài nhiều trang web trên vps dc ak?